MENU
LIÊN KẾT WEB
TÌM KIẾM
THỜI TIẾT NINH BÌNH




 
 
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
AN TOÀN GIAO THÔNG

 

            Ngày 05/01/2022, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Trong năm qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các lực lượng đồng thời phải chống dịch, thêm vào đó, nước ta diễn ra nhiều sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, cùng nhiều đợt cao điểm về TTATGT, tuy nhiên tình hình bảo đảm TTATGT trên cả nước vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, tình hình TTATGT năm 2021 tiếp tục có chuyển biến tốt, cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT đều giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020, cụ thể: tính đến 14/12/2021, TNGT giảm 3.496 vụ (-23,32%), số người chết giảm 1.068 người (-15,55%), số người bị thương giảm 3.143 người (-28,16%), ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyến trục chính ra vào Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tại các đầu mối giao thông chính trước khi đợt dịch COVID-19 bùng phát cơ bản được kiểm soát. Để đạt được những kết quả trên là do:

* Nguyên nhân khách quan

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 trong năm 2021 diễn biến phức tạp nên từ cuối tháng 6 năm 2021 ở nhiều địa phương, nhất là thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam, phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 23/3/2020Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; bên cạnh đó, một số địa phương tuy không thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn nhưng ban hành các quy định chặt chẽ về phòng chống dịch đối với người và phương tiện ra/vào địa bàn, dẫn đến số lượng phương tiện và người tham gia giao thông giảm rất sâu (nhất là hoạt động giao thông trên các tuyến liên tỉnh và giao thông nội bộ của các địa phương áp dụng Chỉ thị 15, 16), qua đó dẫn đến hoạt động giao thông bị đình trệ, số lượng và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông giảm nhiều so với trước đó, do vậy góp phần vào việc kéo giảm TNGT.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Một là, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã có những chỉ đạo kịp thời, sát saosự vào cuộc nghiêm túc của Đảng bộ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp trong công tác triển khai, thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT. Việc chọn và xác định chủ đề Năm An toàn giao thông 2021 là “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm TTATGT” đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm trong việc thực thi pháp luật về TTATGT; chủ động điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ gắn với thực hiện nghiêm quy định và chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19.

- Hai là, lực lượng Công an thực hiện hiệu quả công tác TTKS, xử lý vi phạm về TTATGT gắn với phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng CSGT triển khai 03 đợt xử lý vi phạm theo các chuyên đề, đặc biệt là xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy; đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tác bảo đảm TTATGT; tăng cường nắm tình hình, xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án bảo đảm TTATGT và ùn tắc giao thông phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, từng thời điểm.... Đặc biệt việc tổ chức hệ thống chốt kiểm dịch với sự tham gia của lực lượng CSGT (từ cấp tỉnh đến cấp huyện) trên những tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia và địa phương góp phần nâng cao hiệu lực TTKS, xử lý vi phạm, đồng thời giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT và phòng chống dịch COVID-19. 

- Ba là, công tác đầu tư, xây dựng, phát triển KCHTGT và quản lý, khai thác KCHTGT tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là công tác tổ chức giao thông, bảo trì sửa chữa kết cấu hạ tầng, trong đó chú trọng tập trung xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, lối đi tự mở trái phép qua đường sắt, điều tiết giao thông các vị trí xung yếu trên đường thuỷ… nhằm đảm bảo điều kiện an toàn cho mạng lưới KCHTGT từ trung ương đến địa phương.

- Bốn là, Bộ GTVT đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các Sở GTVT tiếp tục quan tâm quản lý chặt chẽ các điều kiện về ATGT đối với hoạt động vận tải; chủ động, kịp thời phối hợp vi Bộ Y tế, Bộ Công an, các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành quy định, hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông vận tải an toàn, thích ứng, với các cấp độ phòng, chống dịch khác nhau để các địa phương áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Đặc biệt, Bộ GTVT đã chỉ đạo TCĐBVN xây dựng ứng dụng công nghệ nhận diện phương tiện bằng QRCode, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa trong điều kiện vẫn bảo đảm kiểm soát dịch COVID-19.

- Năm là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh, thích ứng với tình hình dịch bệnh COVID-19, Ủy ban ATGT Quốc gia và các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đã kịp thời chuyển đổi nội dung và hình thức tuyên truyền, đặc biệt là áp dụng hình thức tuyên truyền trực tuyến, tuyên truyền trên các nền tảng kỹ thuật số, gắn tuyên truyền về bảo đảm TTATGT với tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

* Những tồn tại, hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm TTATGT năm 2021 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

- Tình hình TTATGT còn diễn biến phức tạp, số người chết do TNGT trong 02 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020; mức độ giảm TNGT chưa tương xứng với mức độ giảm của lưu lượng giao thông; số vụ TNGT do nguyên nhân lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn gây ra có giảm nhưng vẫn còn không ít; còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội, điển hình là vụ TNGT tại Thanh Hóa, ngày 22/3/2021 làm 07 người tử vong; 02 vụ TNGT ngày 16/3/2021 tại Hòa Bình và Nghệ An làm 05 người chết và 03 người bị thương; vụ TNGT ngày 26/3/2021 trên QL3 làm 03 người chết và 01 người bị thương; vụ TNGT ngày 06/6/2021 tại Đắk Lắk làm 03 người chết và vụ TNGT ngày 13/6/2021 tại Hưng Yên làm 03 người chết, vụ TNGT tại Cao Bằng ngày 13/9/2021 làm 02 người chết, Vụ TNGT tại Hà Tĩnh ngày 14/09/2021 làm 03 người đi xe máy thiệt mạng, Vụ TNGT tại Phú Thọ ngày 21/09/2021 làm 05 người bị thiệt mạng. (Ngày 30/12/2021 xảy ra vụ TNGT trên tỉnh lộ 636,  thị xã An Nhơn, Bình Định giữa xe đầu kéo và hàng loạt mô tô, xe máy làm 2 người chết, 16 người bị thường; ngày 1/1/2022 xảy ra TNGT giữa 2 xe mô tô đi ngược chiều tên QL49B trên địa bàn huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế làm chết 3 người, bị thương 1 người)….

- Tình hình vi phạm quy định pháp luật về TTATGT đường bộ vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là tình trạng xe khách, xe tải chạy quá tốc độ, vi phạm quy định về nồng độ cồn, chở quá tải trọng, chở quá số người quy định, đi sai phần đường, làn đường, vi phạm các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, vẫn xảy ra tình trạng người dân ở khu vực ngoài đô thị đi mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, các đối tượng vi phạm hết sức manh động, liều lĩnh và coi thường pháp luật.

- Tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ còn xảy ra tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 trên các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa tại một số địa phương, đặc biệt là tại các chốt giao thông ra/vào các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tình hình vi phạm tải trọng xe ô tô trên đường bộ diễn ra phức tạp tại một số địa phương, nhất là nơi có mỏ vật liệu, khoáng sản, công trình xây dựng, nhà máy xi măng, cảng và tái diễn xe quá tải đường dài; tái diễn tình trạng cơi nới thành thùng xe để chở hàng quá tải… dẫn đến tình trạng đường bộ ở nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là các tuyến đường cấp tỉnh, cấp huyện, có địa phương mặt đường trên những tuyến đê xung yếu cũng bị hư hỏng do xe quá tải hoạt động.

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Một bộ phận người dân còn thiếu kiến thức, kỹ năng về TTATGT; còn không ít người cố ý vi phạm quy định pháp luật khi tham gia giao thông, đặc biệt là trong 02 tháng đầu năm 2021, do tâm lý cho rằng lực lượng chức năng phải phân tán lực lượng để thực hiện phòng chống dịch COVID-19.

- Nguồn lực dành cho công tác bảo đảm TTATGT vẫn còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư, nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng và bảo đảm thường xuyên cho lực lượng tuần tra, kiểm soát.

- Cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương còn chưa quan tâm đúng mức, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT; có những địa phương còn vì quan tâm nhiều đếu phục hồi phát triển kinh tế nên chưa quan tâm đến kiểm soát, xử lý hành vi chở quá tải trọng phương tiện trên đường bộ; một số địa phương, địa bàn không thực hiện đồng bộ giữa phòng chống dịch và bảo đảm TTATGT, vẫn còn tình trạng xuê xoa, cả nể khi xử lý vi phạm trong dịp Lễ, Tết; có nơi áp dụng những biện pháp chưa phù hợp với quy định và hướng dẫn về kiểm soát dịch COVID-19 của Trung ương, dẫn đến ùn tắc giao thông, đứt gãy lưu thông hàng hoá, cản trở nhu cầu đi lại chính đáng của nhân dân, gây nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong hoạt động kiểm soát dịch.

- Công tác xây dựng thể chế, pháp luật về bảo đảm TTATGT vẫn còn hạn chế, một số văn bản quy phạm pháp luật còn chậm ban hành so với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế.

- Hạn chế về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, chậm xây dựng và thiếu sự chia sẻ, kết nối về cơ sở dữ liệu ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong bảo đảm TTATGT và quản lý hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách.

 

Đại Nghĩa

 CÁC TIN KHÁC
Tuyên truyền an toàn giao thông, kỹ năng phòng chống đuối nước và tặng cặp phao cứu sinh cho trẻ em vùng lũ
Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn trong trường học cấp tỉnh năm học 2021-2022
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự ATGT quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2022
Nhìn lại công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2021
Ủy ban ATGT Quốc gia phát động Năm ATGT năm 2022
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2021
Hội thảo "Tập huấn nâng cao năng lực trong quản lý an toàn giao thông và công tác truyền thông về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho Ban ATGT cấp tỉnh, huyện năm 2021
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT 9 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2021
Diễn đàn "Phụ nữ với an toàn giao thông"
Mức phạt nồng độ cồn tăng mạnh thế nào qua 6 năm và 3 Nghị định?
Bản đồ quy hoạch giao thông Ninh Bình đến năm 2030
VIDEO-CLIP
THÔNG BÁO
    
 
 
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập:
Số người trực tuyến:
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NINH BÌNH
Trưởng ban biên tập: Lê Trọng Thành - Giám đốc sở
Địa chỉ: Số 40 đường Lê Đại Hành - TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.871.129 Fax: 0229.889.678
Email: sgtvt@ninhbinh.gov.vn