MENU
LIÊN KẾT WEB
TÌM KIẾM
THỜI TIẾT NINH BÌNH




 
 
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
AN TOÀN GIAO THÔNG

 

 (Đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực  Ban An toàn giao thông tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị)

Ngày 05/01/2022, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Ninh Bình, dự hội nghị có các đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh; Lê Trọng Thành, Tỉnhủy viên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cùng các đồng chí Ủy viên Ban An toàn giao thông tỉnh, các cơ quan truyền thông.
Hội nghị đã nghe đồng chí Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia trình bày báo cáo công tác đảm bảo TTATGT năm 2021. Theo đó, năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các lực lượng đồng thời phải chống dịch, thêm vào đó, nước ta diễn ra nhiều sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, cùng nhiều đợt cao điểm về TTATGT, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, tình hình TTATGT năm 2021 tiếp tục có chuyển biến tốt, cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT đều giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020, cụ thể: tính đến 14/12/2021, TNGT giảm 3.496 vụ (-23,32%), số người chết giảm 1.068 người (-15,55%), số người bị thương giảm 3.143 người (-28,16%), ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyến trục chính ra vào Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tại các đầu mối giao thông chính trước khi đợt dịch COVID-19 bùng phát cơ bản được kiểm soát.
Cụ thể, trong năm 2021, tình hình tai nạn giao thông năm 2021 (tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/12/2021), toàn quốc xảy ra 11.495 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.799 người, bị thương 8.018 người. So với 12 tháng năm 2020, số vụ TNGT giảm 3.496 vụ (-23,32%), số người chết giảm 1.068 người (-15,55%), số người bị thương giảm 3.143 người (-28,16%). Có 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2020, trong đó có An Giang và Sơn La giảm trên 40% số người chết do TNGT. Tuy nhiên, vẫn còn 04 tỉnh có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2020, 02 tỉnh có số người chết tăng trên 10% trở lên là: Kiên Giang và Thái Bình. Về Ùn tắc giao thông: trong năm 2021, toàn quốc xảy ra 124 vụ ùn, tắc giao thông kéo dài trên các quốc lộ.
Tại tỉnh Ninh Bình, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, công tác bảo đảm trật tự ATGT tiếp tục đạt được những kết quả tốt. Năm 2018 tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kéo giảm trên 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương, đây là năm thứ 19 liên tiếp trên địa bàn tỉnh tai nạn giao thông  năm sau giảm hơn năm trước. Trong năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 129 vụ TNGT, làm chết 38 người, bị thương 105 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 11 vụ (giảm 7,9%), giảm 01 người chết (giảm 2,6%), giảm 14 người bị thương (giảm 11,8%), không xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài trên các tuyến giao thông.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sự điều hành của Chính phủ, UBND các cấp và nỗ lực cao nhất của cả hệ thống chính trị, dự báo dịch bệnh COVID-19 sẽ từng bước được kiểm soát, kinh tế - xã hội sẽ từng bước được phục hồi và tăng trưởng trở lại, hoạt động giao thông vận tải sẽ dần quay về với mức độ trước khi có đại dịch COVID-19 và tiếp tục gia tăng. Đồng thời, theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các chuyên gia Y tế thì các biến thể Sars-Cov2 sẽ tồn tại trong một thời gian dài, đòi hỏi tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải có chiến lược thích ứng an toàn, lich hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, trong đó cần ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, bùng phát trong hoạt động giao thông vận tải. 
Do vậy, để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 18 của Ban Bí thư, Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông; lồng ghép các mục tiêu và giải pháp trog Kế hoạch toàn cầu Thập kỷ hành động về ATGT đường bộ giai đoạn 2021-2030 của Liên hiệp quốc và Chiến lược quốc gia về bảo đảm TTATGT đường bộ, Ủy ban ATGT Quốc gia đã tổng hợp, xây dựng Kế hoạch Năm ATGT 2022 chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với 4 mục tiêu: Một là, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn. Hai là, hàng năm giảm TNGT từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Ba là, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh. Bốn là, không để lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong GTVT. 
Để thực hiện được mục tiêu trên, kế hoạch đã đề ra 08 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Một là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Uỷ ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Hai là, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT nhằm áp dụng kịp thời các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn. Lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về GTVT; quản lý chặt chẽ việc triển khai thực hiện các quy hoạch, xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm.
Ba là, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thuỷ nội địa; bảo vệ an toàn tĩnh không đường tiếp cận và khu bay các cảng hàng không. 
Bốn là, nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.
Năm là, tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh.
Sáu là, kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số. 
Bảy là, nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT và phòng, chống dịch bệnh trong giao thông vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành GTVT, Công an, Y tế, Bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật và chia sẻ phục vụ công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm TTATGT.
Tám là, nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.
Đại Nghĩa
 
 CÁC TIN KHÁC
Tuyên truyền an toàn giao thông, kỹ năng phòng chống đuối nước và tặng cặp phao cứu sinh cho trẻ em vùng lũ
Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn trong trường học cấp tỉnh năm học 2021-2022
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự ATGT quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2022
Phân tích các vụ tai nạn giao thông đường bộ năm 2021
Nhìn lại công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2021
Ủy ban ATGT Quốc gia phát động Năm ATGT năm 2022
Hội thảo "Tập huấn nâng cao năng lực trong quản lý an toàn giao thông và công tác truyền thông về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho Ban ATGT cấp tỉnh, huyện năm 2021
Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT 9 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2021
Diễn đàn "Phụ nữ với an toàn giao thông"
Mức phạt nồng độ cồn tăng mạnh thế nào qua 6 năm và 3 Nghị định?
Bản đồ quy hoạch giao thông Ninh Bình đến năm 2030
VIDEO-CLIP
THÔNG BÁO
    
 
 
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập:
Số người trực tuyến:
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NINH BÌNH
Trưởng ban biên tập: Lê Trọng Thành - Giám đốc sở
Địa chỉ: Số 40 đường Lê Đại Hành - TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.871.129 Fax: 0229.889.678
Email: sgtvt@ninhbinh.gov.vn